Di sản Charlemagne

Tượng Đại đế Karl, tạc bởi Agostino Cornacchini (1725), Vương cung Thánh đường Thánh Phêrô, Vatican, Ý.

Ông được xem là vị vua vĩ đại nhất của Vương quốc Frank, đồng thời là vị vua nổi bật cuối cùng của vương quốc này. Thậm chí ông còn có thể là ông vua kiệt xuất nhất của châu Âu thời kỳ Trung Cổ.[47] Là vị Quân vương vĩ đại nhất của Tây Âu vào thời đó, ông có thiên tài quân sự và tài năng trị vì, nên các nhà sử học cũng thường hay gọi ông là Karl Đại Đế.[8] Đối với Hoàng đế Karl Đại Đế, cũng như đối với Quốc vương Alexandros Đại Đế hay Quốc vương Friedrich II Đại Đế, họ được vinh danh là "Đại Đế" không chỉ vì những chiến công hiển hách của họ, mà còn là vì tài năng chính trị của họ.[19] Là ông vua phục hưng Đế quốc La Mã cổ xưa, Hoàng đế Karl Đại Đế đã đạt được thành tựu rất lớn trong lịch sử châu Âu, để lại những di sản sau đây:[25][64]

  • Sự mở đầu của các quốc gia Đức và Pháp: Với việc bành trướng Vương quốc Frank thành một đế chế, ông đã tạo tiền đề cho những ý tưởng về một nước Đức và Pháp độc lập. Sau khi ông mất, những vùng đất này - dưới sự cai trị của hai người con ông - trở thành các nền quân chủ độc lập. Đây là bước tiến đầu tiên trên chặn đường thiết lập một nước Đức và Pháp trong thời kỳ Trung Cổ.
  • Sự truyền bá Thiên Chúa giáo: Những cuộc chinh phạt của đại đế Karl cũng giúp cho Giáo hội Công giáo phát triển về sức mạnh và ảnh hưởng. Thế lực của chế độ Giáo hoàng được mở rộng.[64]

Là một vị vua - chiến binh hùng mạnh, với lực lượng Quân đội Frank hùng cường có tinh thần kỷ cương tốt, được cung cấp đầy đủ và được trả tiền đầy đủ, ông đã chinh phạt được nhiều vùng đất thuộc Đức và Ý.[8][10] Nói tóm lại, theo cuốn Medieval History for Dummies thì Đại đế Karl hoàn toàn là vị vua thiết lập ra thời kỳ Trung Cổ.[64][65][66] Tuy nhiên, sau khi ông qua đời, đế quốc La Mã Thần thánh vẫn còn tồn tại, nhưng nó suy yếu và bị chia cắt. Không có một người con nào của ông có được thiên tài của vua cha.[8] Quan hệ tốt đẹp giữ Hoàng đế với Nhà thờ La Mã cũng trở nên xấu đi, và thoái hóa thành một cuộc xung đột liên miên. Mãi đến năm 962, Otto I lên ngôi Hoàng đế, tự xem mình là người thừa kế của Charlemagne.[67] Vào năm 1095, khi Giáo hoàng Urbanô I phát động cuộc Thập tự chinh thứ nhất, ông đã kêu gọi nhân dân nhớ đến những năm tháng huy hoàng của Hoàng đế Karl Đại Đế. Cũng qua đó, người ta viết nên bản Trường ca Roland, đưa một trong những chiến bại thảm hại nhất của nhà vua thành một trong những chiến công hiển hách của ông.[4] Vốn vô cùng ngưỡng mộ hai vị Hoàng đế Karl Đại Đế và Otto Đại Đế, Hoàng đế Friedrich I Barbarossa, cũng quyết định phát triển Đế quốc La Mã Thần thánh huy hoàng.[68] Nhưng tới thế kỷ 18, nhà triết học Voltaire đã châm biếm Đế quốc La Mã Thần thánh: "không phải thần thánh, không phải La Mã, mà cũng không phải là đế quốc".[47]

Trong suốt lịch sử tồn tại của Đế quốc la Mã Thần thánh, các Hoàng đế phải mang thanh bảo kiếm của Charlemagne.[69] Vào tháng 2 năm 1806, Hoàng đế Pháp và nhà quân sự nổi tiếng Napoléon Bonaparte đã thông báo với Giáo hoàng La Mã rằng, ông hoàn toàn là một Charlemagne mới. Napoléon đội vương miện Pháp chắp ghép với vương miện Lombardia.[70] Là một người chiến binh vĩ đại, tuy ông sinh ra ở Đức và nói tiếng Đức, nước Pháp xem ông là một vị anh hùng dân tộc. Nước Đức cũng xem ông là một vị anh hùng dân tộc, trong hàng ngũ của vị Quốc vương vĩ đại của nước PhổFriedrich II Đại Đế - ông vua đã đi vào lịch sử như một huyền thoại, cùng với nhà thần học Martin Luther.[71][72]

Đối với nhiều thành viên Đảng Quốc xã, Đại đế Karl là một nhân vật phản diện trong lịch sử nước Đức. Họ không gọi ông là "Karl Đại đế" mà xem ông là "Karl - tên giết người Sachsen".[73] Heinrich Himmler, con của một giáo sư sử học Trung Cổ, cũng không ưa gì Charlemagne do ông liên tục đánh thắng người Sachsen. Tuy nhiên, Quốc trưởng Đức Quốc xã Adolf Hitler lại là một người ngưỡng mộ ông.[74] Đối với Hitler, Charlemagne là một vĩ nhân trong lịch sử Đức.[73] Hitler cũng xem ông là vị vua đã thống nhất dân tộc Đức và kiến lập Đế chế Đức, đồng thời thông qua Sắc lệnh cấm gọi ông là "Karl - tên giết người Sachsen".[75]

Mỗi lá bài Già (còn gọi là lá bài "K" hay "King") đều có hình một vị vua trong lịch sử thế giới. Chân dung Karl có trên lá bài "Già Cơ".[76]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Charlemagne http://www.historymedren.about.com/od/carolingiane... http://www.chemistrydaily.com/chemistry/Charlemagn... http://books.google.com/books?id=dtAyMXqaozwC&pg=P... http://www.history.com/topics/charlemagne http://sbaldw.home.mindspring.com/hproject/prov/ch... http://www.myarmoury.com/feature_charlemagne.html http://www.snopes.com/history/world/cardking.asp http://www.thelatinlibrary.com/ein.html http://mdz10.bib-bvb.de/~db/bsb00000759/images/ind... http://mdz10.bib-bvb.de/~db/bsb00000759/images/ind...